Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồ Da. Hiển thị tất cả bài đăng


Da Sít (Sít da bò)

Trong cuộc sống thường ngày, khi các bạn tìm hiểu để mua một sản phẩm như ví da, dây lưng da, giầy da, túi da ... chắc chắn các bạn sẽ thấy các sản phẩm được giới thiệu là làm bằng chất liệu da sít hoặc là làm bằng sít da bò. Vậy thì da sít hay là sít da bò? và chất liệu đó là gì? qua bài viết này tapchidoda.com sẽ chia sẻ đến các bạn kiếm thức về loại vật liệu này.

Da Sít, sít da bò

Da Sít (Sít da bò)

Da sít hay là sít da bò là tên gọi của một loại vật liệu mới trong ngành da, vậy liệu này không phải từ tự nhiên mà nó được tạo ra bằng công nghệ nhân tạo. Điều đầu tiên chúng ta phải nói đến là chất liệu này quá giống da thật nếu không có kiến thức về đồ da thì chắc chắn chúng ta sẽ không thể phân biệt được đâu là da thật và đâu là da sít. Trong khuôn khổ bài viết này tapchidoda.com tập chung giớ thiệu về da sít lên chúng tôi không đưa ra các đặc điểm so sánh sự khác biệt của hai vật liệu này.

Da Sít (Sít da bò)

Da sít (sít da bò), phải khẳng định rằng đây chất liệu đang dần được sử dụng phổ thông trong ngành da, có lẽ xác suất mà các bạn mua đồ da thật mà thành da sít phải đến 50:50 vì thực chất người bán cũng chẳng biết được đâu là da thật đâu là da sít. Khó khăn hơn khi chúng đã thành phẩm rồi các góc và đầu da đã được dấu vào trong. Khi đã thành phẩm thì chỉ có xưởng sản xuất và nhưng người chuyên về đồ da mới phâm biệt được. nói như vậy để cho các bạn thấy da sít nó đặc biệt thế nào.

Da sít là vật liệu nhân tạo do vậy kích thước và khổ vuông vắn theo đúng yêu cầu sản xuất thường là 1,2m x 100m, và bề mặt đồng nhất không có sự khác biệt giữa các vị trí. Da sít cấu tạo có 2 lớp rõ rệt: lớp ngoài được sản xuất với kết cấu tương tự da thật và được tạo bề mặt giống với da thật, lớp trong là lớp vật liệu dùng để giấu đi bề mặt sau và vật liệu này nhà sản xuất luôn lựa chọn nó gần giống như bề mặt trong của da thật. Vật liệu mới này trong tương lai chắc chắn sẽ được sử dụng rộng rãi.

Về tính chất của da sít 

Da Sít (Sít da bò)
Da sít có tính chất dẻo dai, bền hơn PU rất nhiều và không thua kém gì da thật. Trong sản xuất da sít còn dễ chặt và khi dập nhiệt thủy lực in logo rất đẹp và đều bời vì tính chất đồng nhất của nó. Sản xuất sản phẩm từ da sít sẽ nhanh hơn da thật, lý do trong quá trình chặt da không phải lựa vị trí và đặc biệt là khi sản xuất tất cả không phải lạng cạnh da. Da sít hiện nay được sử dụng rất đa dạng cho giầy, dép nam, nữ, ví, cặp túi….


Da cán si (Bonded Leather) được tạo thành từ phần còn lại của da sau khi đã lấy đi da lớp 1 và da lớp 2 và bao gồm cả vụ da và bào da. Chúng được liên kết với nhau bằng cách sử dụng polyurethane hoặc latex trên đầu tấm da, trộn với keo, ép lại với nhau và phủ một lớp polymer (thường là khá dầy) để tạo bề mặt giống như các loại da lớp trên.  Nó thường được phun bề mặt để trông giống như da lớp 1 hoặc da lớp 2. Bạn không thể xác định tỷ lệ phần trăm của da tự nhiên trừ khi nhà sản xuất cung cấp thông số kỹ thuật. Việc sử dụng da cán làm giảm rác thải trong quá trình sản xuất đồ da thành các sản phẩm, tác động tốt đến môi trường. Tuy nhiên, loại da này có sức bền kém, khó tạo được độ sang trọng cho đồ da. da cán si là loại da có chất lượng thấp nhất (và rẻ nhất).

Mặc dù có bốn loại da cơ bản ở trên, nhưng bạn vẫn có thể tìm thấy một loạt các loại da khác nhau dựa trên tỷ lệ phần trăm của chất liệu, độ bền và quá trình hoàn thiện. Cụ thể:

Aniline Leather: Đây là loại da tự nhiên thuần túy với khả năng chống bẩn tối thiểu, da chỉ nhuộm thấu, không phủ bề mặt 100% tự nhiên. Nó đòi hỏi bảo trì thường xuyên.

Semi-Aniline Leather: bao gồm một lớp phủ bề mặt nhẹ với một lượng nhỏ phủ nhẹ polymer bề mặt. Vì vậy, nó bền hơn da Aniline Leather nhưng vẫn giữ được vẻ tự nhiên. Nó cũng thể hiện khả năng chống vết bẩn ở một mức độ nào đó.

Antique Grain Leather: Loại này bao gồm quá trình xử lý bề mặt độc đáo giống như vẻ ngoài xơ xác, gồ ghề của da thông thường.

Chrome-Free Leather: Loại da này sử dụng kỹ thuật thuộc da aldehyde, giống như thuộc da thực vật, nhưng không sử dụng crôm. Thông thường, nó được sử dụng để làm giày cho trẻ sơ sinh và phụ kiện ô tô.

Chrome Tanned Leather: Hầu hết các nhà sản xuất da sử dụng muối crôm (crom sunfat) cho quá trình thuộc da thay vì thuộc da thực vật. Mặc dù Chrome Tanned Leather mỏng hơn và mềm hơn thuộc da thực vật, quá trình thuộc da này không được coi là thân thiện với môi trường.

Corrected Grain Pigmented Leather: Thông thường, sự không hoàn hảo của da được loại bỏ bằng cách loại bỏ bề mặt hạt trước khi áp dụng lớp phủ. Loại da này sau đó được áp dụng  phủ một lớp bề mặt được tạo hình giống các hạt da tự nhiên để trông có vẻ giống da tự nhiên hơn.

Pigmented Leather: Một lớp phủ bề mặt polymer, có chứa một số thuốc nhuộm nhất định, được áp dụng để tạo ra vẻ ngoài và tính chất như mong muốn. Do độ bền của nó, Pigmented Leather thường được sử dụng để làm đồ nội thất và bọc xe.

Embossed Leather/Da dập nổi: Da dập nổi được dập vân giống vân thật của các loài động vật hoặc in họa tiết trang trí bằng khuôn nhiệt.

Định nghĩa về các loại da (Leather) và cách phân biệt

Finished Split Leather: Thông thường, phần giữa hoặc dưới của da được sử dụng để sản xuất da này. Nó được phủ một lớp polymer và được dập nổi để trông giống tự nhiên hơn.

Good Hand Leather: Đây là loại da mềm. Vì sờ vào có cảm giác dễ chịu, nên nó được gọi là Good Hand Leather.

Kidskin Leather: Cái này được làm từ da dê non.

Latigo: Latigo là da bò được thiết kế đặc biệt để sử dụng ngoài trời. Nó thường được tìm thấy trong dây nịt, cà vạt, yên ngựa và đồ trang trí quân đội.

Nappa Leather: Nappa leather là 1 trong những loại da đặc biệt có nguồn gốc từ tất cả các loại da động vật, nhưng phải là những động vật còn non, nhỏ, thường là từ da cừu con (cũng có 1 số xưởng thuộc da sử dụng cừu lớn) và dê con. Vì vậy nappa leather rất mềm mại, dẻo, xốp, có độ đàn hồi cao nhưng lại dày và rất bền bỉ. Do đó được sử dụng vào những mục đích cao cấp và sang trọng (luxury) như giày dép, jacket, bóp nam, ví nữ, túi xách, cặp business, nội thất xe hơi cao cấp và ghế sofa trong nhà.

Nubuck Leather: Da Nubuck được chà nhám ở mặt hạt để tạo vẻ ngoài mượt mà. Thông thường, aniline dyed leather được sử dụng để sản xuất da nubuck.

Oil Tanned Leather: được sản xuất bằng cách sử dụng dầu để tạo ra một bề mặt mịn màng và linh hoạt.

Patent Leather: Da được phủ một lớp sơn mài, thường là nhựa, để mang lại vẻ bóng mượt, giống như gương.

Pebble Grain Leather: thực hiện quá trình tạo kiểu mẫu cho da với lúa mạch khiến cho da rút lại và tạo ra đặc điểm riêng biệt (nổi hột sần), có khả năng chịu được thời tiết rất tốt, hơn những loại da khác.

Printed Leather: Da in thường được đóng dấu với thiết kế hoặc họa tiết để tạo ra một cái nhìn độc đáo.

Pull-Up Leather: là da được nhuộm màu, ngâm trong sáp hoặc dầu, khi kéo dãn ra thì màu sắc tại vị trí dãn nhạt hơn xung quanh.

Saffiano Leather: Da Saffiano được làm từ da bê có chất lượng cao nhất và “Saffiano” nghĩa là phương pháp xử lý bề mặt da bằng cách dùng họa tiết vân dập lên một lớp sáp tráng trên bề mặt của miếng da bê.

Skirting Leather: Đây là loại da thường được sử dụng để sản xuất yên và cương ngựa. Skirting Leather được làm từ bề mặt da của gia súc.

Suede: Da lộn là loại da phổ biến nhất với phần da còn lại sau quá trình chà nhám hết bề mặt cật, mịn như nhung.. Nó được sử dụng để làm áo khoác, giày, áo sơ mi, ví, và đồ nội thất.

Tooling Calf Leather: là một loại da mỏng, nhẹ, sử dụng kỹ thuật thuộc da thực vật. Nó phù hợp để in và khắc.

Waxy Hand Leather: Da thuộc bằng thảo mộc hoặc muối crom, được ngâm trong sáp, dầu với độ đậm đặc cao, điển hình là da cương ngựa Anh Quốc. Nó cũng thường được sử dụng để làm đồ bọc, giày và túi xách.

Da lớp 1 (Full Grain Leather)

Full grain leather được lấy từ lớp trên cùng của da, được giữ được nguyên vẹn các hạt da, lớp biểu bì trên cùng của da nên rất tự nhiên và bền – nên nó có tên là Full grain leather.  Loại da này vẫn giữ được độ dẻo dai vốn có, cũng như sự không hoàn hảo vì không có sự thay đổi bề mặt hoặc tách bề mặt da.

Full Grain Leather có chất lượng cao nhất, và hiển nhiên nó cũng là loại đắt nhất. Làm việc với loại da này là một thách thức. Nó hấp thụ dầu cơ thể và phát triển một lớp vỏ patina theo thời gian – một đặc tính tượng trưng của loại da này.

Bề mặt da vẫn còn thẩm thấu của lỗ chân lông nên Full Grain nếu sử dụng làm giầy thì rất thoáng chân đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Full Grain sử dụng làm túi thì rất sang trọng, khi sử dụng sẽ sản sinh ra một lớp patina tự nhiên khiến cho sản phẩm có “mầu thời gian, bóng mềm và rất êm mịn.

Da lớp 2 (Top Grain Leather)

Top grain là loại da cao cấp thứ hai. Thông thường, để có được lớp da Top grain, lớp da trên cùng từ da bị ảnh hưởng được tách ra. Bề mặt được chà nhám để thoát khỏi sự không hoàn hảo vốn có. Láng một lớp phủ bề mặt hoặc nhuộm màu mang lại cho da một vẻ ngoài hấp dẫn.

Bởi da Top Grain không sản sinh ra lớp patina tự nhiên trong quá trình sử dụng nên với các sản phẩm làm bằng da Top Grain, các nhà sản xuất thường tạo một lớp bề mặt nhân tạo rất mượt, láng đều và tạo cảm giác mềm mại như lớp da Full Grain khi tiếp xúc, khiến chúng chống bám bẩn tốt hơn, không thấm miễn là lớp phủ bề mặt vẫn nguyên vẹn.

Điều này cũng làm cho top grain leather mịn hơn và linh hoạt hơn so với full grain. Mặc dù loại da này mạnh mẽ và bền, nhưng nó có xu hướng bị căng ra theo thời gian. Nó được sử dụng để sản xuất da lộn và nubuck. Hầu hết các sản phẩm cao cấp, chẳng hạn như túi xách và áo khoác,.. đều được làm từ top grain leather.

Da  tạo bề mặt (Corrected Grain Leather - Bottom Cut/Split) 

Da tạo bè mặt, được sản xuất bằng cách sử dụng các lớp da còn lại sau khi phần trên cùng bị tách ra và chủ yếu là mô liên kết (xem sơ đồ ở trên). Da có xu hướng cứng hơn về kết cấu do thực tế nằm dưới các lớp trên cùng và chủ yếu được sử dụng trong các ứng dụng mà không đòi hỏi da phải mềm như đồ nội thất. Giống như top grain leather, nó cũng được chà nhám để loại bỏ những khiếm khuyết tự nhiên. Thông thường, bề mặt được phun sơn và chạm nổi với hoa văn giống như da để giống với vẻ ngoài tự nhiên. Tuy nhiên, việc xử lý làm thay đổi độ thoát khí vốn có của da.

Đây là loại da được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm cao cấp. Nó bền, đều mầu và hoàn hảo. Vì là da lớp 1, nên khi sử dụng da vẫn tạo ra lớp Patina (mầu tự nhiên) để tạo nên sự đẳng cấp và sang trọng cho sản phẩm đồ da.

 


Da (da thuộc thành phảm) được làm bằng cách xử lý hóa học da tươi sống, qua một quá trình được gọi là thuộc da. Quá trình này là để bảo quản da sống, Da thành phẩm sẽ được sử dụng cho một số mục đích sản xuất như sản xuất giày dép, hàng may mặc và đồ bọc nội thất.

Da bò

Da bò là loại da được sử dụng phổ biến nhất để làm các sản phẩm từ da. Trung tâm Công nghệ Satra cho biết 64% da thuộc trên thế giới mỗi năm được làm từ da bò. Da bò được sử dụng để sản xuất nhiều sản phẩm, đặc biệt là giầy, quần áo, ví, thắt lưng và các mặt hàng bọc.

Da cừu

Da cừu được sử dụng cho các mặt hàng như áo khoác và thảm. Lớp trong có thể được để nguyên, làm cho các món đồ bằng da cừu trở nên đặc biệt ấm áp. Da cừu cũng được sử dụng để làm các mặt hàng da mềm và sang trọng như găng tay và áo khoác.

Da heo

Da heo thường được sử dụng cho áo khoác, quần áo thể thao và yên xe. Da heo có một lớp hoàn thiện rất mịn và có thể được sử dụng để làm da lộn.

Da dê non

Theo trang web Dockers, da dê non là một loại da nhẹ, mềm, chắc và xốp. Da dê non được sử dụng chủ yếu trong sản xuất quần áo và giày dép.

Da Trâu

Da trâu dày và chắc có độ mềm tương tự như da bò. Giống như da bò, nó có thể được sử dụng cho nhiều loại sản phẩm. Do độ bền của nó, nó là lý tưởng cho giày và áo khoác.

Da hươu và nai sừng

Da của hươu và nai sừng tấm đã được người Mỹ bản địa sử dụng trong nhiều thế kỷ. Da hươu mềm và mịn nhưng thiếu độ chắc như da bò. Da nai sừng mềm và chắc nhưng hiện nay khá hiếm.

Da cá sâu nuôi và Da cá sấu tự nhiên

Da cá sấu nuôi và da cá sấu tự nhiên rất hiếm và do đó đắt tiền. Chúng được sử dụng để làm các mặt hàng da sang trọng và có thiết kế riêng như giày ống, túi xách và ví...

Da trăn, rắn

Da trăn, rắn được quan tâm đến với vẻ đẹp độc đáo của nó hơn là độ bền của nó. Nó mỏng và rất linh hoạt, rất lý tưởng cho các phụ kiện cao cấp.

Da chuột túi

Da Kangaroo cực kỳ chắc chắn nhưng mềm mại và rất linh hoạt. Nó được sử dụng để làm da xe máy và một số mẫu giày đá bóng hiện đại. Các nhà sản xuất giày bóng đá thường gọi da kangaroo là "da K".

Da đà điểu

Da đà điểu hấp dẫn, mềm, chắc và đắt tiền. Nó được sử dụng trong các sản phẩm thiết kế khác nhau, từ các phụ kiện nhỏ đến đồ nội thất bọc.

Da ngựa vằn

Da ngựa vằn là một loại da động vật kỳ lạ và đắt tiền. Da ngựa vằn thường được sử dụng để bọc đồ nội thất, phụ kiện và túi xách.

Da cá 

Da cá cũng có thể được sử dụng để làm da thuộc. Da cá mập mềm, bóng bẩy và bền nhưng rất đắt. 

Theo trang web Sadhana Tanning Co., da cá đuối đã được sử dụng để làm các sản phẩm da ở Nhật Bản trong nhiều thế kỷ. Nó hiện được sử dụng bởi một số nhãn hiệu thiết kế trong sản xuất các phụ kiện thời trang như túi xách, da cá đuối rất đắt. 


Da tươi 



Da tươi (da sống của động vật) đã được con người sử dụng hàng nghìn năm. Người Cro-Magnon đã sử dụng các công cụ nạo bằng đá thô sơ để làm sạch mỡ ở bên trong da và có thể thuộc da tươi thành da thành phẩm để phục vụ cho các nhu cầu cơ bản hàng ngày. Các nền văn hóa cổ đại đã học cách biến da bò thành da thuộc một cách độc lập, không có mối liên hệ nào với nhau. Người da đỏ Bắc Mỹ đã biến việc làm và chế tác đồ da thành một loại hình nghệ thuật. Khoa học thế kỷ XXI vẫn chưa phát minh ra vải để thay thế nó.

Da bò tấm



Chất lượng của miếng da được xác định bởi vị trí của nó trên tấm da. Một tấm da bò nguyên miếng được cắt thành năm phần cơ bản. 

Da bụng gồm hai phần là phần da dưới bao gồm cả phần bụng và phần chân trên, đây là phần da ở cấp thấp nhất, dễ bị lỗi và không đều. 

Da lưng là hai phần uốn cong, từ phần đầu của lưng bò, nó có độ bền kéo cao hơn và ít lỗi hơn da bụng. 

Da tốt nhất là phần da vai trước, tính từ sau đầu bò xuống 1/3 đường xuống lưng. phần da này có thớ và kết cấu tốt nhất của toàn bộ tấm da bò.

Độ bền của da



Da bò có nhiều đặc tính khiến nó trở thành vật liệu cao cấp sử dụng cho quần áo, mũ, túi xách, thắt lưng và giày dép. Nó dày hơn, chắc hơn và ít bị nứt hơn các loại da động vật khác như da ngựa, da dê và da cừu. Trang phục da bò mềm dẻo, thoáng khí và dẻo dai, phù hợp với hình dáng cơ thể của người mặc. Da bò có vẻ đẹp đa dạng có thể được nhuộm hoặc để tự nhiên. Nó bền, có tuổi thọ cao và lâu hơn vải đến năm lần. 

Đặc tính dẻo dai, khó rách và khó đâm thủng của nó là lý do khiến người đi mô tô ưa dùng. Bản chất tự nhiên của da tự động cân bằng độ ẩm, giữ nguyên hình dạng và chống lại tác hại của nắng và nhiệt do vậy da là sản phẩm lý tưởng để làm áo khoác ngoài.

Đặc tính của da bò nguyên tấm


Loại da bò cao cấp nhất là da nguyên tấm. Đây là cấp độ bền nhất, cấp độ cao nhất của da bò. 

Da nguyên tấm được làm từ lớp biểu bì trên cùng cứng và ổn định nhờ các sợi da đan khít, liên kết chặt chẽ với nhau. 

Da nguyên tấm được làm từ da tự nhiên độ bền của chúng rất cao vì kết cấu của nó. Khác hẳn với da nhân tạo được xay xát hoặc xử lý bằng cách đánh bóng hoặc chà nhám để loại bỏ các vết mờ và khuyết tật trên bề mặt da. 

Da nguyên tấm có bền mặt hoàn tòa tự nhiên, các lỗ chân lông li ti rất đặc trưng. Khác hẳn so với da nhân tạo được xử lý bề mặt bằng tấm kim loại nung nóng, một quá trình dập da bằng các tấm kim loại đã được nung nóng để tạo ấn tượng với kết cấu nhân tạo bắt chước da nguyên tấm. Các quá trình này làm rách các sợi da liên kết, làm giảm độ bền kéo của da. 


Được tạo bởi Blogger.