Hiển thị các bài đăng có nhãn Bí Kíp Đồ Da. Hiển thị tất cả bài đăng

Một set đồ đẹp thì không thể thiếu dây lưng da, điều đó để khẳng định: Dây lưng da chính là một trong những phụ kiện vô cùng quan trọng không thể thiếu của mỗi chúng ta trong xã hội ngày nay. 

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng sẽ khiến chiếc dây lưng da bị cong và chúng ta không biết phải xử lý ra sao? Bài viết này tạp chí đồ da sẽ hướng dẫn bạn cách khắc phục dây lưng da bị cong vênh một cách hiệu quả nhất.
Việc đầu tiên phải lưu ý: 

Trong quá trình sử dụng dây lưng da thì dù là da thật hay giả da thì việc công vênh là không thể tránh khỏi lý do là hoạt động của cơ thể ngồi quá lâu, độ kéo của trang phục... Trước tiên để hạn chế cong vênh thì chọn dây lưng da sử dụng phải chọn dây lưng da thật, một chiếc dây lưng da tốt sẽ hạn chế được rất nhiều sự công vênh trong quá trình sử dụng.
Dây lưng da bị cong vênh
Dây lưng da thật khi bị công vênh sẽ vẫn sử dụng tốt không bị hỏng hoàn toàn như dây lưng giả da. Ngoài ra chúng ta cũng lên thường xuyên chăm sóc và bảo vệ dây lưng da để dây lưng sử dụng được lâu bền.
Dây lưng da phụ hồi lại phom
Cách khắc phục khi dây lưng da bị công vênh. 

Hiện nay trên Mạng xã hội chia sẻ nhiều cách khắc phục dây bị cong vênh nhưng qua nghiên cứu của chúng tôi các cách đó không thật sự hiệu quả. Phải khẳng định rõ một điều việc dưỡng, đánh si, đánh bóng ... chí là làm sạch và cho dây mới lại chứ không làm dây hết cong vênh. Qua bào viết này Tạp chí đồ da sẽ nêu ra các cách phục hồi dây bị công vênh hiệu quả nhất. 

Sử dụng thay đổi dây lưng da. 

Hầu hết với chúng ta mỗi người đang sử dụng 1 chiếc dây lưng da, cho nên dù dây có cong vênh chúng ta vẫn sử dụng dẫn đến dây ngày càng mất phom và hỏng hoàn toàn. Do vậy việc đầu tiên chúng ta lên làm là đầu tư 2 chiếc dây lưng trở lên để thay đổi. 2-3 ngày chúng ta đổi dây lưng sử dụng còn cái không dùng chúng ta treo thẳng tự nhiên để dây tự phục hổi lại phom ban đầu. Thị trường hiện nay dây lưng giá rất rẻ, với công nghệ 4.0 như hiện nay chúng ta có thể mua trực tiếp từ nhà sản xuất (Xưởng sản xuất H2 Leather ....) vì vậy sở hữu 2 chiếc dây lưng là chuyện quá bình thường. 

Treo thẳng dây lưng khi không sử dụng đến. 

 Bản chất của da dù là da bò, da trâu hay da cá sấu là đều có khả năng tự phụ hổi lại phom ban đầu do tính chất cấu tạo của nó là từ tế bào biểu bì của động vật. Khi dây lưng bị công vênh mỗi khi bỏ ra và không sử dụng đến các bạn lên treo thẳng đứng tự nhiên để dây tự phụ hồi lại phom ban đầu. Với thời gian đủ dài 2-3 ngày và dây bị cong vênh ít thì sẽ phục hồi được hoàn toàn.
Treo thẳng dây lưng da
Để thẳng dây trên một mặt phẳng. 

Nếu bạn không thể treo dây lưng da thẳng đứng thì tuyệt đối không được vắt dây lên vì khi dây lưng da bị vắt ngang qua thì không có khả năng phụ hồi. Việc bạn cần làm lúc này là trải thẳng dây trên một mặt phẳng tự nhiên như vậy sau 2-3 ngày dây lưng da sẽ tự phục hồi lại phom.
Đặt dây lưng da trên mặt phẳng
Sử dụng đảo chiều dây và đảo mặt dây. 

Chúng ta sử dụng dây thành một thói quen và như một phản xạ tự nhiên khi cầm đến chiếc dây lưng các bạn sẽ luồn ngay vào bên phải với các bạn thuận tay phải hoặc luồn ngay vào bên trái với các bạn thuật tay trái. trong quá trình hoạt động dây lưng da sẽ bị tác động luôn luôn là 1 chiều lên việc cong vênh càng trở lên thậm tệ. Điều chúng ta cần làm đình chỉnh thói quen luồn dây, hãy luồn dây từ trái qua phải 1 ngày thì ngày hôm sau luồn dây từ phải qua trái, luồn ngược lại chiều để hai cạnh dây chịu lực về thời gian đều nhau như vậy tránh làm dây mất phom. Nếu dây lưng da nhà sản xuất làm nhẵn 2 mặt dây thì chúng ta có thể tháo dây ra khỏi khóa và đảo chiều lắp của dây để sử dụng cả 2 mặt dây. Chúng tôi đã nghiên cứu trên nhiều trường hợp và nhận thấy điều nay là hiệu quả. Việc chúng ta cần chú ý ở đây là chọn mựt dây lưng trơn không có chữ hoặc các mặt có logo 2 chiều đều dùng được. Nếu không khi luồn dây từ trái qua phải mặt dây lưng bị đảo chiều nhìn sẽ không thuận mắt.
Sử dụng khóa xoay kết hợp dây lưng da 2 mặt. 

 Để khắc phụ tình trạng phải luồn dây theo chiều ngược lại của thói quen, nhà sản xuất đã nghĩ ra cách sử dụng khóa xoay để đảo chiều dây lưng mà không cần phải luồn dây theo chiều ngược lại. Việc này rất tiện lợi vì sẽ không làm ảnh hưởng gì đến chiều của mặt khóa dây lưng da và cũng không phải tháo dây da để đảo chiều lắp. Đây là một cải biến rất tốt giúp khắc phục tình trạng dây lưng da mất phom
Khóa xoay
Theo kinh nghiệm làm sản xuất và tiếp xúc nhiều với người tiêu dùng, nhận rất nhiều ý kiến phản hồi Tap chí đồ da đúc kết lại được kinh nghiệm khắc phục dây lưng da bị công vênh hiệu quả như trên để chia sẻ với các bạn. Ngoài ra việc dưỡng dây, đánh si, đánh bóng dây là cần thiết để dây mới lại chứ không làm dây hết cong vênh các bạn chú ý đêì này.


Da Sít (Sít da bò)

Trong cuộc sống thường ngày, khi các bạn tìm hiểu để mua một sản phẩm như ví da, dây lưng da, giầy da, túi da ... chắc chắn các bạn sẽ thấy các sản phẩm được giới thiệu là làm bằng chất liệu da sít hoặc là làm bằng sít da bò. Vậy thì da sít hay là sít da bò? và chất liệu đó là gì? qua bài viết này tapchidoda.com sẽ chia sẻ đến các bạn kiếm thức về loại vật liệu này.

Da Sít, sít da bò

Da Sít (Sít da bò)

Da sít hay là sít da bò là tên gọi của một loại vật liệu mới trong ngành da, vậy liệu này không phải từ tự nhiên mà nó được tạo ra bằng công nghệ nhân tạo. Điều đầu tiên chúng ta phải nói đến là chất liệu này quá giống da thật nếu không có kiến thức về đồ da thì chắc chắn chúng ta sẽ không thể phân biệt được đâu là da thật và đâu là da sít. Trong khuôn khổ bài viết này tapchidoda.com tập chung giớ thiệu về da sít lên chúng tôi không đưa ra các đặc điểm so sánh sự khác biệt của hai vật liệu này.

Da Sít (Sít da bò)

Da sít (sít da bò), phải khẳng định rằng đây chất liệu đang dần được sử dụng phổ thông trong ngành da, có lẽ xác suất mà các bạn mua đồ da thật mà thành da sít phải đến 50:50 vì thực chất người bán cũng chẳng biết được đâu là da thật đâu là da sít. Khó khăn hơn khi chúng đã thành phẩm rồi các góc và đầu da đã được dấu vào trong. Khi đã thành phẩm thì chỉ có xưởng sản xuất và nhưng người chuyên về đồ da mới phâm biệt được. nói như vậy để cho các bạn thấy da sít nó đặc biệt thế nào.

Da sít là vật liệu nhân tạo do vậy kích thước và khổ vuông vắn theo đúng yêu cầu sản xuất thường là 1,2m x 100m, và bề mặt đồng nhất không có sự khác biệt giữa các vị trí. Da sít cấu tạo có 2 lớp rõ rệt: lớp ngoài được sản xuất với kết cấu tương tự da thật và được tạo bề mặt giống với da thật, lớp trong là lớp vật liệu dùng để giấu đi bề mặt sau và vật liệu này nhà sản xuất luôn lựa chọn nó gần giống như bề mặt trong của da thật. Vật liệu mới này trong tương lai chắc chắn sẽ được sử dụng rộng rãi.

Về tính chất của da sít 

Da Sít (Sít da bò)
Da sít có tính chất dẻo dai, bền hơn PU rất nhiều và không thua kém gì da thật. Trong sản xuất da sít còn dễ chặt và khi dập nhiệt thủy lực in logo rất đẹp và đều bời vì tính chất đồng nhất của nó. Sản xuất sản phẩm từ da sít sẽ nhanh hơn da thật, lý do trong quá trình chặt da không phải lựa vị trí và đặc biệt là khi sản xuất tất cả không phải lạng cạnh da. Da sít hiện nay được sử dụng rất đa dạng cho giầy, dép nam, nữ, ví, cặp túi….


Da cán si (Bonded Leather) được tạo thành từ phần còn lại của da sau khi đã lấy đi da lớp 1 và da lớp 2 và bao gồm cả vụ da và bào da. Chúng được liên kết với nhau bằng cách sử dụng polyurethane hoặc latex trên đầu tấm da, trộn với keo, ép lại với nhau và phủ một lớp polymer (thường là khá dầy) để tạo bề mặt giống như các loại da lớp trên.  Nó thường được phun bề mặt để trông giống như da lớp 1 hoặc da lớp 2. Bạn không thể xác định tỷ lệ phần trăm của da tự nhiên trừ khi nhà sản xuất cung cấp thông số kỹ thuật. Việc sử dụng da cán làm giảm rác thải trong quá trình sản xuất đồ da thành các sản phẩm, tác động tốt đến môi trường. Tuy nhiên, loại da này có sức bền kém, khó tạo được độ sang trọng cho đồ da. da cán si là loại da có chất lượng thấp nhất (và rẻ nhất).

Mặc dù có bốn loại da cơ bản ở trên, nhưng bạn vẫn có thể tìm thấy một loạt các loại da khác nhau dựa trên tỷ lệ phần trăm của chất liệu, độ bền và quá trình hoàn thiện. Cụ thể:

Aniline Leather: Đây là loại da tự nhiên thuần túy với khả năng chống bẩn tối thiểu, da chỉ nhuộm thấu, không phủ bề mặt 100% tự nhiên. Nó đòi hỏi bảo trì thường xuyên.

Semi-Aniline Leather: bao gồm một lớp phủ bề mặt nhẹ với một lượng nhỏ phủ nhẹ polymer bề mặt. Vì vậy, nó bền hơn da Aniline Leather nhưng vẫn giữ được vẻ tự nhiên. Nó cũng thể hiện khả năng chống vết bẩn ở một mức độ nào đó.

Antique Grain Leather: Loại này bao gồm quá trình xử lý bề mặt độc đáo giống như vẻ ngoài xơ xác, gồ ghề của da thông thường.

Chrome-Free Leather: Loại da này sử dụng kỹ thuật thuộc da aldehyde, giống như thuộc da thực vật, nhưng không sử dụng crôm. Thông thường, nó được sử dụng để làm giày cho trẻ sơ sinh và phụ kiện ô tô.

Chrome Tanned Leather: Hầu hết các nhà sản xuất da sử dụng muối crôm (crom sunfat) cho quá trình thuộc da thay vì thuộc da thực vật. Mặc dù Chrome Tanned Leather mỏng hơn và mềm hơn thuộc da thực vật, quá trình thuộc da này không được coi là thân thiện với môi trường.

Corrected Grain Pigmented Leather: Thông thường, sự không hoàn hảo của da được loại bỏ bằng cách loại bỏ bề mặt hạt trước khi áp dụng lớp phủ. Loại da này sau đó được áp dụng  phủ một lớp bề mặt được tạo hình giống các hạt da tự nhiên để trông có vẻ giống da tự nhiên hơn.

Pigmented Leather: Một lớp phủ bề mặt polymer, có chứa một số thuốc nhuộm nhất định, được áp dụng để tạo ra vẻ ngoài và tính chất như mong muốn. Do độ bền của nó, Pigmented Leather thường được sử dụng để làm đồ nội thất và bọc xe.

Embossed Leather/Da dập nổi: Da dập nổi được dập vân giống vân thật của các loài động vật hoặc in họa tiết trang trí bằng khuôn nhiệt.

Định nghĩa về các loại da (Leather) và cách phân biệt

Finished Split Leather: Thông thường, phần giữa hoặc dưới của da được sử dụng để sản xuất da này. Nó được phủ một lớp polymer và được dập nổi để trông giống tự nhiên hơn.

Good Hand Leather: Đây là loại da mềm. Vì sờ vào có cảm giác dễ chịu, nên nó được gọi là Good Hand Leather.

Kidskin Leather: Cái này được làm từ da dê non.

Latigo: Latigo là da bò được thiết kế đặc biệt để sử dụng ngoài trời. Nó thường được tìm thấy trong dây nịt, cà vạt, yên ngựa và đồ trang trí quân đội.

Nappa Leather: Nappa leather là 1 trong những loại da đặc biệt có nguồn gốc từ tất cả các loại da động vật, nhưng phải là những động vật còn non, nhỏ, thường là từ da cừu con (cũng có 1 số xưởng thuộc da sử dụng cừu lớn) và dê con. Vì vậy nappa leather rất mềm mại, dẻo, xốp, có độ đàn hồi cao nhưng lại dày và rất bền bỉ. Do đó được sử dụng vào những mục đích cao cấp và sang trọng (luxury) như giày dép, jacket, bóp nam, ví nữ, túi xách, cặp business, nội thất xe hơi cao cấp và ghế sofa trong nhà.

Nubuck Leather: Da Nubuck được chà nhám ở mặt hạt để tạo vẻ ngoài mượt mà. Thông thường, aniline dyed leather được sử dụng để sản xuất da nubuck.

Oil Tanned Leather: được sản xuất bằng cách sử dụng dầu để tạo ra một bề mặt mịn màng và linh hoạt.

Patent Leather: Da được phủ một lớp sơn mài, thường là nhựa, để mang lại vẻ bóng mượt, giống như gương.

Pebble Grain Leather: thực hiện quá trình tạo kiểu mẫu cho da với lúa mạch khiến cho da rút lại và tạo ra đặc điểm riêng biệt (nổi hột sần), có khả năng chịu được thời tiết rất tốt, hơn những loại da khác.

Printed Leather: Da in thường được đóng dấu với thiết kế hoặc họa tiết để tạo ra một cái nhìn độc đáo.

Pull-Up Leather: là da được nhuộm màu, ngâm trong sáp hoặc dầu, khi kéo dãn ra thì màu sắc tại vị trí dãn nhạt hơn xung quanh.

Saffiano Leather: Da Saffiano được làm từ da bê có chất lượng cao nhất và “Saffiano” nghĩa là phương pháp xử lý bề mặt da bằng cách dùng họa tiết vân dập lên một lớp sáp tráng trên bề mặt của miếng da bê.

Skirting Leather: Đây là loại da thường được sử dụng để sản xuất yên và cương ngựa. Skirting Leather được làm từ bề mặt da của gia súc.

Suede: Da lộn là loại da phổ biến nhất với phần da còn lại sau quá trình chà nhám hết bề mặt cật, mịn như nhung.. Nó được sử dụng để làm áo khoác, giày, áo sơ mi, ví, và đồ nội thất.

Tooling Calf Leather: là một loại da mỏng, nhẹ, sử dụng kỹ thuật thuộc da thực vật. Nó phù hợp để in và khắc.

Waxy Hand Leather: Da thuộc bằng thảo mộc hoặc muối crom, được ngâm trong sáp, dầu với độ đậm đặc cao, điển hình là da cương ngựa Anh Quốc. Nó cũng thường được sử dụng để làm đồ bọc, giày và túi xách.

Da lớp 1 (Full Grain Leather)

Full grain leather được lấy từ lớp trên cùng của da, được giữ được nguyên vẹn các hạt da, lớp biểu bì trên cùng của da nên rất tự nhiên và bền – nên nó có tên là Full grain leather.  Loại da này vẫn giữ được độ dẻo dai vốn có, cũng như sự không hoàn hảo vì không có sự thay đổi bề mặt hoặc tách bề mặt da.

Full Grain Leather có chất lượng cao nhất, và hiển nhiên nó cũng là loại đắt nhất. Làm việc với loại da này là một thách thức. Nó hấp thụ dầu cơ thể và phát triển một lớp vỏ patina theo thời gian – một đặc tính tượng trưng của loại da này.

Bề mặt da vẫn còn thẩm thấu của lỗ chân lông nên Full Grain nếu sử dụng làm giầy thì rất thoáng chân đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Full Grain sử dụng làm túi thì rất sang trọng, khi sử dụng sẽ sản sinh ra một lớp patina tự nhiên khiến cho sản phẩm có “mầu thời gian, bóng mềm và rất êm mịn.

Da lớp 2 (Top Grain Leather)

Top grain là loại da cao cấp thứ hai. Thông thường, để có được lớp da Top grain, lớp da trên cùng từ da bị ảnh hưởng được tách ra. Bề mặt được chà nhám để thoát khỏi sự không hoàn hảo vốn có. Láng một lớp phủ bề mặt hoặc nhuộm màu mang lại cho da một vẻ ngoài hấp dẫn.

Bởi da Top Grain không sản sinh ra lớp patina tự nhiên trong quá trình sử dụng nên với các sản phẩm làm bằng da Top Grain, các nhà sản xuất thường tạo một lớp bề mặt nhân tạo rất mượt, láng đều và tạo cảm giác mềm mại như lớp da Full Grain khi tiếp xúc, khiến chúng chống bám bẩn tốt hơn, không thấm miễn là lớp phủ bề mặt vẫn nguyên vẹn.

Điều này cũng làm cho top grain leather mịn hơn và linh hoạt hơn so với full grain. Mặc dù loại da này mạnh mẽ và bền, nhưng nó có xu hướng bị căng ra theo thời gian. Nó được sử dụng để sản xuất da lộn và nubuck. Hầu hết các sản phẩm cao cấp, chẳng hạn như túi xách và áo khoác,.. đều được làm từ top grain leather.

Da  tạo bề mặt (Corrected Grain Leather - Bottom Cut/Split) 

Da tạo bè mặt, được sản xuất bằng cách sử dụng các lớp da còn lại sau khi phần trên cùng bị tách ra và chủ yếu là mô liên kết (xem sơ đồ ở trên). Da có xu hướng cứng hơn về kết cấu do thực tế nằm dưới các lớp trên cùng và chủ yếu được sử dụng trong các ứng dụng mà không đòi hỏi da phải mềm như đồ nội thất. Giống như top grain leather, nó cũng được chà nhám để loại bỏ những khiếm khuyết tự nhiên. Thông thường, bề mặt được phun sơn và chạm nổi với hoa văn giống như da để giống với vẻ ngoài tự nhiên. Tuy nhiên, việc xử lý làm thay đổi độ thoát khí vốn có của da.

Đây là loại da được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm cao cấp. Nó bền, đều mầu và hoàn hảo. Vì là da lớp 1, nên khi sử dụng da vẫn tạo ra lớp Patina (mầu tự nhiên) để tạo nên sự đẳng cấp và sang trọng cho sản phẩm đồ da.

Da tươi 



Da tươi (da sống của động vật) đã được con người sử dụng hàng nghìn năm. Người Cro-Magnon đã sử dụng các công cụ nạo bằng đá thô sơ để làm sạch mỡ ở bên trong da và có thể thuộc da tươi thành da thành phẩm để phục vụ cho các nhu cầu cơ bản hàng ngày. Các nền văn hóa cổ đại đã học cách biến da bò thành da thuộc một cách độc lập, không có mối liên hệ nào với nhau. Người da đỏ Bắc Mỹ đã biến việc làm và chế tác đồ da thành một loại hình nghệ thuật. Khoa học thế kỷ XXI vẫn chưa phát minh ra vải để thay thế nó.

Da bò tấm



Chất lượng của miếng da được xác định bởi vị trí của nó trên tấm da. Một tấm da bò nguyên miếng được cắt thành năm phần cơ bản. 

Da bụng gồm hai phần là phần da dưới bao gồm cả phần bụng và phần chân trên, đây là phần da ở cấp thấp nhất, dễ bị lỗi và không đều. 

Da lưng là hai phần uốn cong, từ phần đầu của lưng bò, nó có độ bền kéo cao hơn và ít lỗi hơn da bụng. 

Da tốt nhất là phần da vai trước, tính từ sau đầu bò xuống 1/3 đường xuống lưng. phần da này có thớ và kết cấu tốt nhất của toàn bộ tấm da bò.

Độ bền của da



Da bò có nhiều đặc tính khiến nó trở thành vật liệu cao cấp sử dụng cho quần áo, mũ, túi xách, thắt lưng và giày dép. Nó dày hơn, chắc hơn và ít bị nứt hơn các loại da động vật khác như da ngựa, da dê và da cừu. Trang phục da bò mềm dẻo, thoáng khí và dẻo dai, phù hợp với hình dáng cơ thể của người mặc. Da bò có vẻ đẹp đa dạng có thể được nhuộm hoặc để tự nhiên. Nó bền, có tuổi thọ cao và lâu hơn vải đến năm lần. 

Đặc tính dẻo dai, khó rách và khó đâm thủng của nó là lý do khiến người đi mô tô ưa dùng. Bản chất tự nhiên của da tự động cân bằng độ ẩm, giữ nguyên hình dạng và chống lại tác hại của nắng và nhiệt do vậy da là sản phẩm lý tưởng để làm áo khoác ngoài.

Đặc tính của da bò nguyên tấm


Loại da bò cao cấp nhất là da nguyên tấm. Đây là cấp độ bền nhất, cấp độ cao nhất của da bò. 

Da nguyên tấm được làm từ lớp biểu bì trên cùng cứng và ổn định nhờ các sợi da đan khít, liên kết chặt chẽ với nhau. 

Da nguyên tấm được làm từ da tự nhiên độ bền của chúng rất cao vì kết cấu của nó. Khác hẳn với da nhân tạo được xay xát hoặc xử lý bằng cách đánh bóng hoặc chà nhám để loại bỏ các vết mờ và khuyết tật trên bề mặt da. 

Da nguyên tấm có bền mặt hoàn tòa tự nhiên, các lỗ chân lông li ti rất đặc trưng. Khác hẳn so với da nhân tạo được xử lý bề mặt bằng tấm kim loại nung nóng, một quá trình dập da bằng các tấm kim loại đã được nung nóng để tạo ấn tượng với kết cấu nhân tạo bắt chước da nguyên tấm. Các quá trình này làm rách các sợi da liên kết, làm giảm độ bền kéo của da. 


Da bò sáp là gì? Kgi đi mua đồ da bạn không ít lần gặp các sản phẩm được người bán giới thiệu làm bằng chất liệu da bò sáp. Nhưng da bò sáp là gì? Làm sao để bạn có thể nhận biết được da sáp với các loại da khác? Hôm nay Tạp chí đồ da xin được phép tổng hợp lại toàn bộ những gì liên quan tới da sáp ở đây để tất cả các khách hàng có thêm một góc nhìn mới về các sản phẩm đồ da trên toàn bộ thị trường thời trang đồ da trên thế giới nhé!
Da bò sáp là gì? Hướng dẫn cách nhận biết. Da bò sáp còn được gọi là (da pull up aniline) đây là loại da được thuộc da theo phương pháp Aniline sau đó được đánh dầu hoặc sáp , do đó nó có độ bền của da Aniline nhưng vì được phủ thêm 1 lớp ngoài cùng nên sau 1 thời gian sử dụng lớp da sẽ bị bào mòn và để lộ ra 1 vùng da sáng màu hơn tương tự những vệt bóng sáng ở những nới bị cọ sát nhiều , đồng thời cũng khiến chiếc ví dễ trầy xước hơn.…
Nói nôm na một cách dễ hiểu thì da bò sáp là một loại da được người ta thuộc bằng công nghệ với một lớp hóa chất, lớp hóa chất này thường là Chrome tan. Sau quá trình thuộc da kỹ lưỡng da sẽ được đem ra và chà lên 1 lớp sáp. Vì nhu cầu và mục đích sử dụng sẽ khách nhau nên sinh ra nhiều loại da sáp khác nhau, và nó khác nhau ở chính lớp sáp chà lên là nhiều hay ít, khô hay ướt, dày hay mỏng… Cách xử lý và bảo vệ da bò sáp Da được thuộc, sau đó được nhuộm màu Sau đó xịt lên bề mặt da một loại thuốc nhuộm aniline truyền thống để màu đều. Có những phương pháp truyền thống để tạo ra những loại như pull up, shrunken grain (mặt grain co lại), savage (hoang dã), wax crackle (da rạn sáp). Bước cuối cùng, đôi khi xịt một lớp bảo vệ nhẹ (như dạng sáp) để làm cho da có khả năng chống lại bụi bặm. Da Pull Up nếu bị phủ lên một lớp màu sẽ khiến da bị biến đổi và không còn tốt nữa. Cách nhận biết da bò sáp so với các loại da khác – Làm xước nhẹ lên bề mặt xem da có để lại vết xước màu sáng hơn hay không. Nếu bạn cảm thấy vết xước có màu sáng hơn thì 90% đó là da Pull Up, tuy nhiên, 10% còn lại là da Nubuck bởi cũng có một vài loại da có đặc điểm giống như vậy.
– Cách khác là làm ướt ngón tay của bạn và chà nhẹ lên da để xem nó có sậm ra hay không. Nếu là da Pull Up, bạn sẽ thấy khi ướt nó có màu sẫm sẫm nhưng khi khô sẽ không thế nữa. – Ngoài ra, bạn cũng có thể bôi lên bề mặt giày một loại kem bảo vệ như shoecream lên một vùng giày rồi để khô. Nếu kem khô mà bạn không thấy dấu vết gì thì đó là da pullup. Những mặt ưu điểm và nhược điểm của da bò sáp – Ưu điểm: Nhìn bề ngoài bạn cũng có thể dễ nhận thấy da sáp là loại da để thể hiện cá tính vì sự bụi bặm và luôn có khả năng mang tới một chất riêng cho một sản phẩm bạn sử dụng. Da sáp có độ bền cao, đặc biệt ở chỗ càng trầy nó lại càng lên màu đẹp bởi thế nên nó có thể va đập thoải mái mà bạn không sợ làm sấu đi sản phẩm bạn mang. Thêm một đặc điểm thú vị nữa là da sáp có khả năng lên nước rất rõ (ý là như đồ cổ đó càng sử dụng lại càng đẹp) bở inos dễ trầy nên để lại nhiều vết xước khi lên nước sản phẩm dung da sáp sẽ bóng hơn và chai lì hơn
– Nhược điểm: Vì nó dễ bị trầy như đã nói ở trên nên nhiều người sẽ không thích điều đó. So với các loại da khác da sáp sẽ nhìn khá là cũ do lớp sáp trên bề mặt. Ngoài ra loại này khá là dễ bị mốc nếu gặp môi trường ẩm và không biết bảo quản. Thêm chút nữa là do lớp sáp bên ngoài nên loại này khá dễ làm bám màu lên quần áo tuy giặt vẫn đi nhưng vẫn khá là nhiều người để ý tới chuyện đó. Da có chất sáp nên sẽ khó ăn sơn cạnh (lâu dài dễ bong lớp sơn), vì vậy da sáp thường là để nguyên cạnh hoặc đánh gum.


Nếu search từ khóa “phân biệt da thật, giả da” trên google, bạn sẽ thấy rất nhiều kết quả và cách thức để phân biệt da thật và giả da. Có nhiều thông tin đúng, nhưng không đủ, và có nhiều thông tin thì sai khác hoàn toàn so với thực tế. Tạp Chí Đồ Da  xin làm rõ 5 thông tin chưa chính xác khá phổ biến trên internet mà các bạn thường gặp, để giúp các bạn mua phải sản phẩm chất lượng đúng với giá trị thật của nó.

Sai  lầm số 1 : Quan niệm da thật phải thấm nước?
ĐÚNG - Với dòng da thật để tự nhiên hoàn toàn, không xử lý bề mặt (aniline) thì khi đó miếng da thấm nước chẳng thua gì bọt biển. Da Semi aniline được xử lý mầu nhẹ trên bề mặt để giảm bám bẩn và thấm nước sẽ thấm nước chậm hơn và đây là dòng da được dùng phổ biến hơn và mang lại độ cảm cực sâu và rất tuyệt vời.
SAI - với dòng da Corrected, top grain hay genuine đã được phủ sơn tạo bề mặt để chống thấm và trống trầy. Lớp sơn này sẽ bảo vệ tấm da khiến da giảm bám bẩn và không hề thấm nước. Dòng da corrected grain được dùng rất phổ biến để làm túi xách nữ, túi xách nam, ví da nữ… và có rất nhiều da corrected có xuất xứ từ Ý, Nhật hay Hàn quốc với vẻ đẹp vô cùng hoàn hảo. Bỏ lỡ dòng sản phẩm này chỉ vì nó… không thấm nước thì sẽ là 1 sai lầm đáng tiếc.

Sai  lầm số 2 : Quan niệm da bò có mùi gây gây của động vật?
ĐÚNG, với đa số các dòng da trên thị trường không thuộc bằng thảo mộc.
SAI, với dòng da thuộc bằng thảo mộc hoặc da được thuộc từ Ý có mùi vị rất riêng và dễ chịu. Da thuộc thảo mộc có mùi thơm ngái nhẹ của vỏ cây, của rễ cây và của tự nhiên.
Ngửi miếng da không thấy mùi gây chỉ thấy mùi thơm thì đừng phân vân nhé bạn, bạn đang cầm trên tay một sản phẩm da thật vô cùng đáng giá đó.

Sai  lầm số 3 : Quan niệm da thật đốt có mùi khét như thịt nướng?
ĐÚNG, với tất cả các loại da thật.
SAI, với loại da công nghiệp hiện đại được sản xuất từ vụn da nghiền trộn keo (giống như gỗ ép)  thì khi đốt vẫn có mùi khét gần như da thật. Nhưng tất nhiên, loại da này không được xếp vào hàng “da thật”. Nếu chỉ dùng phương pháp này để khẳng định da thật hay giả da, rất có thể bạn sẽ mang về một sản phẩm từ da “nhân tạo”.

Sai  lầm số 4 : Quan niệm sờ vào da êm, mềm là da thật?
Với công nghệ finish bề mặt tấm da vô cùng xuất sắc ngày nay, kể cả người thợ nhiều kinh nghiệm về da cũng không dám khẳng định da thật hay giả da nếu chỉ dựa vào sờ và cảm quan bên ngoài.
Những sản phẩm được làm từ da thật đều luôn muốn “khoe” vẻ đẹp của tấm da nên thường có con da thử treo cùng sản phẩm. Hãy kiểm tra xem con da thử đó có giống loại da đang sử dụng để làm sản phẩm hay không và nhìn thật kỹ mặt cắt của nó.

Sai  lầm số 5 : Quan niệm da mềm mới là da thật?
Bất cứ sản phẩm da thật nào cũng sẽ mềm, óng, dẻo và quánh hơn so với ban đầu sau 1 thời gian sử dụng. Nhưng không phải cứ da thật là phải mềm. Tùy từng nhu cầu sử dụng mà miếng da đó được nhà sản xuất thuộc mềm như lụa hay đanh cứng như gỗ.
Nếu muốn may túi dáng hộp, vali, sàn nhà, yên cương, đế giầy… thì da phải được thuộc cứng hơn cả … mo nang; cạnh da thì bóng, kết cấu chắc chắn như… gỗ. Nếu bạn muốn sản phẩm da thật của bạn được truyền từ đời này qua đời khác mà không hề hấn gì thì những sản phẩm được làm từ những tấm da “mo nang” này là một trong những lựa chọn tuyệt vời.
Những sản phẩm được làm từ da thật luôn rất đáng giá, bạn nên mua nơi có huy tín và yêu cầu nhà cung cấp tư vấn thật kỹ lưỡng về nguồn gốc, cách bảo quản và chăm sóc sản phẩm.

Trong thế giới đồ da thời nay, việc tìm một món đồ chất lượng bằng da thật không có gì khó, da được sử dụng rất thông dụng và phổ biến. Bởi vì da không chỉ đẹp, nó cũng rất linh hoạt. Từ Túi xách, thắt lưng, giầy, boot, đồ nội thất, yên xe, nội thất xe, vòng tay, vòng cổ… Da có khả năng làm được những sản phẩm ghồ ghề bụi phủi đến những sản phẩm tinh tế, sắc nét. Từ hiện đại tới cổ điển, dù đồ của nam hay đồ của nữ…
Đối với đa số các sản phẩm đồ da sản suất và bán tại Việt Nam, nguyên liệu sản phẩm thường đươc ghi chung là “Da Thật”. Tuy nhiên, với các sản phẩm có thương hiệu, xuất sứ ở Châu âu, Mỹ, Nhật… thì phần nguyên liệu được ghi rất rõ chủng loại da: Full Grain, Top grain, Protected Grain, Corrected Grain, Genuine Leather, Suede…
Đó là bởi vì, dù cùng được gọi tên là da thật/real leather nhưng chất lượng rất – rất khác nhau.
Tronng bài viết về chủ đề này, Tạp Chí Đồ Da sẽ giúp bạn tìm hiểu những loại da phổ biến nhất, cách phân biệt chúng dựa trên chất lượng. Giúp cho các bạn có thêm kiến thức trước khi quyết định lựa chọn cho mình một sản phẩm làm bằng da thật, hãy xem mặt cắt của miếng da ở con da đi kèm với sản phẩm (các sản phẩm bằng giả da không bao giờ có con da thử này), cấu trúc sợi của bề mặt cắt sẽ cho bạn biết chất lượng thực sự của sản phẩm.
Con da thử đi kèm sản phẩm da thật
Da thuộc được chia thành các lớp riêng biệt. Càng các lớp cao, chất lượng càng cao và ngược lại.

1. Full Grain – Da lớp 1/da cật
Là lớp trên cùng của da và được giữ nguyên trạng thái nguyên bản của da mà không có bất cứ hành động chà nhám, đánh bóng bề mặt nào… Đây là loại da có chất lượng tốt nhất, và chỉ những chú bò được chăm sóc trong môi trường nghiêm ngặt, vệ sinh sạch sẽ mới có thể tránh những vết sẹo do ghẻ, cọ mình vài dây gai, xương rồng hay vết cắn của côn trùng… mới được sử dụng da làm da full Grain. 
Da Full Grain giữ được nguyên vẹn các hạt da, lớp biểu bì trên cùng của da nên rất tự nhiên và bền. Bề mặt da vẫn còn thẩm thấu của lỗ chân lông nên Full Grain nếu sử dụng làm giầy thì rất thoáng chân đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Full Grain sử dụng làm túi thì rất sang trọng, khi sử dụng sẽ sản sinh ra một lớp patina tự nhiên khiến cho sản phẩm có “mầu thời gian, bóng mềm và rất êm mịn.
Tùy thuộc vào cách xử lý nhuộm và phủ bảo vệ cho da mà Full Grain lại phân chia nhỏ thành 3 loại:
- Full Grain Aniline - Da mộc lớp 1: Là loại da chỉ nhuộm thấu, không phủ bề mặt 100% tự nhiên.
- Full Grain Semi-Aniline - Da lớp 1 tự nhiên: Là loại da nhuộm thấu và phủ nhẹ polymer bề mặt để giảm bám bẩn và thấm nước, vẫn có độ thẩm thấu tự nhiên.
- Full Grain Protected Leather (Pigmented Leather) – Da lớp 1 phủ bảo vệ: da có bề mặt được phủ lớp polymer dầy hơn, không còn độ thẩm thấu tự nhiên nhưng ưu điểm là chống bám bẩn và chống thấm.
Đồ da full Grain bạn sở hữu có một vài sẹo nhỏ, một vài vết côn trùng cắn hay vết hằn của nếp da? Đừng vội cho rằng nó không hoàn hảo, thực ra với rất nhiều người, bạn đang sở hữu món đồ da rất đáng giá.

2. Corrected Grain/ Da lớp 1 tạo bề mặt
Là lớp 1 của da bò nhưng bề mặt được xử lý chà, mài để loại bỏ đi sự không hoàn hảo của miếng da như sẹo lành, nốt trầy… trước khi phủ một lớp bề mặt được tạo hình giống các hạt da tự nhiên. Đây là loại da được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm cao cấp. Nó bền, đều mầu và hoàn hảo. Vì là da lớp 1, nên khi sử dụng da vẫn tạo ra lớp Patina (mầu tự nhiên) để tạo nên sự đẳng cấp và sang trọng cho sản phẩm đồ da.

3. Top Grain/ da lớp 2
Top Grain Leather là loại da có chất lượng thứ 2 sau Full Grain, được tạo ra khi tách bỏ một phần lớp da trên cùng nên loại da này khá bền. Bề mặt Top Grain được trà đi trà lại nhiều lần cho thật mịn, láng một lớp phủ bề mặt và tạo hình hạt da, vân kẻ… theo ý đồ của nhà sản xuất.
Da Top Grain không sản sinh ra lớp patina tự nhiên trong quá trình sử dụng nên với các sản phẩm làm bằng da Top Grain, các nhà sản xuất thường tạo một lớp bề mặt nhân tạo rất mượt, láng đều và tạo cảm giác mềm mại như lớp da Full Grain khi tiếp xúc. Do được phủ một lớp bề mặt nên da Top Grain chống bám bẩn tốt hơn, không thấm miễn là lớp phủ bề mặt vẫn nguyên vẹn. dụng.
Đây cũng là loại da có chất lượng tốt và được sử dụng rất phổ biến trong các sản phẩm thời trang và gia dụng.

4. Genuine Leather/suede– Da lớp 3
Lớp thứ 3 của da là loại da có chất lượng thấp nhất trong tất cả các sản phẩm làm từ da thật. Genuine Leather - da lớp 3 mất đi toàn bộ lớp kết cấu bền chắc nhất của da nên nhà sản xuất thường sử dụng keo và chất tạo bề mặt để để trông nó giống với da Top Grain hay Full Grain. Genuine Leather khi không sử dụng lớp tạo bề mặt thì được gọi là da lộn.

5. Bonded Leather / da cán

Da cán là loại da sử dụng bụi và bào da của da thật trộn với keo, ép lại với nhau và phủ một lớp polymer (thường là khá dầy) để tạo bề mặt giống như các loại da lớp trên. Việc sử dụng da cán làm giảm rác thải trong quá trình sử dụng da thuộc, tác động tốt đến môi trường. Tuy nhiên, loại da này có sức bền kém, khó tạo được độ sang trọng cho đồ da.

Da cán không được xếp vào loại da thật, tuy nhiên do thành phần của nó vẫn bao gồm da thật nên nếu sử dụng lửa để thử đốt cháy, da vẫn tạo ra mùi khét đặc trưng. Vì vậy, chúng ta vẫn xếp chúng vào đây để bạn có thêm thông tin để phân biệt khi lựa chọn cho mình những sản phẩm da yêu thích.

Ngày nay, các nhà sản xuất quá xuất sắc trong việc tạo ra lớp phủ bề mặt nên nếu những người bán hàng không hiểu rõ về da hoặc thiếu khách quan khi tư vấn cho khách hàng thì việc nhận biết chất lượng các loại da sẽ giúp các bạn hiểu rõ giá trị thực sự của món đồ da mình chọn lựa.

Sản phẩm được làm từ da là một trong những phụ kiện được yêu thích hiện nay cho cả nam và nữ. Tuy nhiên, cũng chính vì điều này mà trên thị trường có không ít sản phẩm giả da khiến nhiều người mua hàng lúng túng khi chọn mua sản phẩm phù hợp. Một số tài liệu trên mạng hướng dẫn thử da thật – giả bằng các đốt da, da bò thật sẽ không cháy. Liệu điều này có đúng không?

Mời các bạn cùng Tạp Chí Đồ Da thảo luận về vấn đề này; trước hết để trả lời câu hỏi trên chúng ta sẽ đi tìm hiểu về da thật xem nó như thế nào, từ đó chúng ta sẽ có câu trả lời chính xác.

1. Hiểu về da thật và da giả – Phân biệt chúng như nào.

Da Thật: Là một lớp vỏ bọc bên ngoài, bảo vệ cơ thể của động vật dưới tác động của môi trường và thời tiết. Qua kỹ thuật thuộc da, chúng ta sẽ có da để làm nên các sản phẩm nguồn gốc da thật. Điều này, có nghĩa là sản phẩm được làm từ da thật, về bản chất các sản phẩm này, da là chất hữu cơ được tổng hợp trong quá trình trao đổi chất của động vật.
Cấu tạo các lớp của da thật

Cấu tạo các lớp của da thật
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần có một lưu ý nhỏ. Đa số các sản phẩm từ da được ghi chung là làm từ nguyên liệu “da thật”. Điều này không sai, nhưng ở nhiều nước trên thế giới thì nhà sản xuất sẽ cung cấp rõ thông tin là sản phần làm từ loại da nào, Full Grain, Top grain, Protected Grain, Corrected Grain hay Genuine Leather… Bởi vì cùng là da nhưng chất lượng và độ bền của chúng khác nhau rất nhiều. Chính điều này lý giải vì sao những sản phẩm nhiều khi giống nhau mà giá thành khác nhau rất nhiều.

Da giả: chúng ta thường hay nghe với những cái tên khác như da Simili, Da PU. Vậy thực chất các khái niệm trên là gì?
- Simili là tên gọi chung cho các sản phẩm giả da hiện nay, ngoài ra còn có các tên khác như faux leather, pleather…  Simili được làm từ một tấm vải lót, thường được dệt kim bằng sợi polyester, sau đó sẽ được nhuộm lên từ một đến hai lớp nhựa PVC để tạo liên kết.
- Da PU cũng là một loại simili được phủ lên một lớp nhựa Polyurethane (PU). Có nghĩa là, dù bạn thấy trên bề mặt da giả có thể có vân da nhưng bản chất của nó là nhựa PVC, có mùi và độ bóng đặc trưng của nhựa.

Chúng ta đi trả lời câu hỏi "Đốt da có cháy không?"



Một số trang mạng hướng dẫn cách nhận biết da thật giả bằng cách đốt thử sản phẩm, hơ lửa qua da bò. Nếu là da thật sẽ không bị cháy, không bị nhăn, và cũng không bị sun lại. VD: Nếu đốt ví bị cháy thì đó là da giả còn ví mà không có biểu hiện gì thì đó là gia thật.
Vì rất nhiều người muốn chắc chắc sản phẩm mình mua là da thật 100%. Do đó, họ đã thử áp dụng các trên. Các khách hàng mua online cũng yêu cầu được thử lửa khi đặt hàng. Do đó, nhiều shop đưa ra lời quảng cáo là bên shop bao đốt, kiểm tra bằng lửa v..v.. Điều này vô hình chung làm cho người mua ví da bò ngầm hiểu rằng da thật đốt sẽ không cháy, nhưng liệu rằng đây có phải là sự thật?

Như đã trình bày ở trên, da thật về bản chất là chất hữu cơ. Còn lửa là loại năng lượng mạnh mẽ. Hầu như bất cứ thứ gì cũng có thể bị lửa đốt cho dù là sắt thép, vàng..v..v. Da thật là chất hữu cơ nên cũng không tránh khỏi việc bị cháy khi đốt đến nhiệt độ cháy nhưng điểm khác biệt là da thật khi cháy có đặt điểm riêng.
Điểm khác ở đây là, da thật không bùng cháy thành ngọn lửa như da giả. Như vậy lửa có thể đốt cháy mọi thứ kể cả da thật và giả da. Vấn đề bạn cần quan tâm khi dùng lửa để thử da thật hay da giả đó chính là cách mà chiếc ví đó cháy như thế nào.
+ Đối với giả da: giả da khi cháy sẽ nổi bọt, dễ tan chảy thành chất lỏng (vì có thành phần nhựa). Ngoài ra, nó còn tỏa ra mùi khét của nhựa như mùi đốt túi nylon.
+ Đối với da thật: da thật cháy sẽ ra muộn than và sẽ có mùi khét của hợp chất hữu cơ giống mùi tóc, lông bị cháy.

Cảnh báo khi các shop quảng bá da thật đốt không cháy:


Đây là một cú lừa – chiêu trò trong kinh doanh. Người bán có thể quay clip đốt da simili ( giả da) ngay trước mắt chúng ta nhưng không bao giờ cháy. Bạn có thể thấy động tác test lửa có vẻ rất chuyên nghiệp, nhưng lửa hơ như vậy chỉ làm cho vật liệu bị nóng lên. Đây là kĩ thuật ảo giác khiến ta tưởng rằng tấm da bị đốt. Nhưng thực tế da chỉ ấm lên không hơn không kém. Có những vị khách hào hứng cũng muốn thử. Do đó, không ít người đã đốt và làm hỏng sản phẩm. Vì thế đừng vì hiểu lầm mà đốt đi sản phẩm thật, tiền mất mà tật mang.

Còn làm thế nào để phân biệt được da thật và da giả mời độc giả xem bài viết: http://www.tapchidoda.com/2017/03/kinh-nghiem-phan-biet-o-da-that-va-o.html

1. Để nước hoa bị loang

Kết quả hình ảnh cho ví da bị nổ
Nước hoa cũng là bạn đồng hành thân thiết của các nàng, nhưng nếu không may bị loang bên trong ví, nó có thể ăn mòn và làm phai màu da hay kim loại. Giải pháp ngăn chặn trường hợp này là luôn cho chai nước hoa vào túi nylon kín và xếp ở vị trí cố định.

2. Nhét đồ quá chật

Kết quả hình ảnh cho ví da căng đồ 

Hậu quả của việc nhồi nhét quá nhiều thứ vào ví sẽ là khóa kéo dễ hỏng, da bị sờn và mất phom dáng ban đầu. Bởi vậy, hãy chỉ mang theo những món đồ thực sự cần thiết và cân nhắc về khả năng chứa của ví khi chọn phụ kiện để hoàn thiện phong cách.

3.  Không tránh nước

Kết quả hình ảnh cho ví da dính nước
 Cả giày dép lẫn túi xách, ví , đặc biệt là chất liệu da, đều cần tránh xa những gì có thể gây ướt. Bên cạnh đó, giữ ví không thấm nước cũng chính là bảo vệ quần áo của bạn khỏi nguy cơ bị dính màu từ chúng.

4. Thoải mái đặt để ví tùy tiện

Mặt sàn gồ ghề và bụi bẩn chắc chắn không phải nơi lý tưởng dành cho ví da. Thêm vào đó, ẩm mốc cũng có thêm cơ hội tấn công món đồ cần nâng niu này.

5. Tủ đồ không khô thoáng

 Nếu bạn nhận thấy vết mốc bắt đầu xuất hiện trên ví, đó có thể là do tủ đồ bị ẩm, bí. Trong trường hợp này, hãy bỏ toàn bộ quần áo, phụ kiện ra ngoài để vệ sinh tủ sạch sẽ và mở hết các cánh cho đến khi khô hoàn toàn rồi mới sắp xếp gọn gàng lại mọi thứ.

Kết quả hình ảnh cho ví da dính nước

1. Để tiền ở tất cả các ngăn ví

 Tất cả các ngăn trong ví đều nên để tiền, tránh để ngăn trống rỗng làm tiêu tán tài vận. Tiền được chứa đều ở các ngăn đồng nghĩa với việc tiền bạc và tài lộc sẽ ngày một tăng lên, chủ nhân của chiếc ví này sẽ ngày càng giàu có.


Kết quả hình ảnh cho ví da đựng tiền
Ngoài ra, bạn có thể để một vài đồng tiền xu trong ví. Tiền xu mang năng lượng Kim có tác dụng hút nguồn năng lượng tích cực cho ví tiền cũng như chính bạn.

2. Màu sắc phong thủy cho ví

Mỗi màu lại đại diện cho một yếu tố và ý nghĩa khác nhau, dưới đây là biểu đồ màu sắc của ví để bạn tham khảo.

Màu sắc của ví có ý nghĩa phong thủy khác nhau. Hãy chọn màu đen, xanh lá cây nếu bạn muốn tiền bạc đến với mình nhiều hơn

– Màu đen (yếu tố Nước): Màu đen là màu phổ biến và bạn đúng khi chọn nó. Màu đen đại diện cho sự giàu có và thịnh vượng. Nếu bạn đang tìm kiếm sự thăng tiến trong nghề nghiệp hoặc phát triển trong kinh doanh, bạn hãy chọn một chiếc ví màu đen.

Hình ảnh có liên quan
– Màu nâu (yếu tố Trái đất): Nếu bạn muốn tăng tiền tiết kiệm hoặc nếu bạn có thói quen tiêu quá nhiều tiền thì màu sắc này sẽ giúp bạn biết cách tiết kiệm tiền hơn.

– Màu Đỏ (yếu tố Lửa): Màu Đỏ thích hợp với những người phụ nữ đang tìm kiếm nửa kia của mình ví nó thúc đẩy may mắn trong tình yêu và các mối quan hệ. Nếu bạn chỉ tìm kiếm sự giàu có thì không nên sử dụng ví màu này.

– Màu xanh lá cây (yếu tố Gỗ): Đại diện cho sự phát triển và đời sống. Theo phong thủy nhà cửa, bạn thêm màu xanh lá vào nhà để tăng dòng chảy năng lượng tích cực trong không gian nhà của mình, tương tự thế, một chiếc ví màu xanh lá sẽ giúp tạo ra các cơ hội tăng thu nhập. Nó đặc biệt thích hợp nếu bạn là một ông chủ doanh nghiệp để chào đón các ý tưởng kinh doanh và các cơ hội mới.

– Màu vàng (yếu tố Kim loại): Màu vàng nhạt thông thường thu hút tiền bạc. Ví vàng có dòng tiền kiếm được rất tốt nhưng dòng tiền chảy ra cũng nhiều không kém. Nếu muốn tiết kiệm tiền, chọn màu vàng sậm. Còn nếu muốn tăng tiền bạc thì chọn màu vàng tươi rực rỡ.

3. Nói không với ví đã qua sử dụng

Không dùng ví đã qua sử dụng vì năng lượng của người chủ cũ nằm ở trong ví sẽ ảnh hưởng đến bạn khi bạn bắt đầu sử dụng nó. Bạn không bao giờ biết dòng năng lượng đó là tốt hay xấu, vì vậy, tốt nhất là hãy mua một chiếc ví mới cho mình.

4. Tránh cho đi chiếc ví cũ

Nên giữ ví gọn gàng sạch sẽ, nếu ví bẩn hoăc hỏng, nên thay ví mới ngay, nhưng không được cho đi chiếc ví cũ. Nếu bạn cho đi, tiền tài của bạn cũng theo đó mà sẽ giảm sút.

5. Kích hoạt may mắn về tiền bạc

Thu hút và kích hoạt sự may mắn về tiền bạc bằng cách xâu 3 đồng xu cổ vào một sợi ruy băng đỏ và đặt cạnh tiền trong ví của bạn.

Đặt 3 đồng xu cổ vào ví sẽ tăng may mắn về tiền bạc

6. Tổ chức và sắp xếp lại ví

Bạn có thể biết một người có tiền hay không chỉ bằng việc nhìn vào cách họ giữ tiền trong ví. Đối với những người tôn trọng và đánh giá cao tiền bạc, họ sẽ sắp xếp tiền và các tờ giấy cần thiết trong ví một cách gọn gàng và cẩn thận. Ngược lại, những người bị phá sản hoặc luôn thiếu tiền sẽ để ví một cách vô tổ chức và lộn xộn. Hãy vuốt phẳng và xếp tấm cardvisit hay các giấy tờ quan trọng ở vị trí thẳng trước khi đặt chúng vào ví bởi chúng ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ về năng lượng giữa bạn, chiếc ví và tiền bạc. Tốt nên nên chọn mua một chiếc ví nhiều ngăn để xắp xếp tiền và giấy tờ riêng ra từng ngăn, tránh sự lộn xộn không đáng có.

7. Chọn hình dáng ví

Tránh chọn ví có hình dáng bất thường, kì dị. Tốt nhất nên mua một chiếc ví dáng dài và thẳng để bạn không phải gấp các tờ giấy khi đặt vào. Điều này giúp tăng sự may mắn về tài lộc cho người chủ ví.


8. Giữ ví luôn ngăn nắp
Kết quả hình ảnh cho ví da phân loại
Bạn cần luôn chú ý giữ ví của mình trong tình trạng sạch sẽ và ngăn nắp vì vậy hãy bắt đầu bỏ tất cả những gì không cần thiết ra khỏi ví tiền của mình. Thủ thuật này cũng áp dụng tương tự khi bạn dọn dẹp nhà và phòng làm việc. Khi bạn làm sạch một khu vực tức là bạn đã loại bỏ năng lượng trì trệ, mở rộng diện tích dành cho dòng chảy năng lượng mới.

Loại bỏ những giấy vụn, hóa đơn hay thẻ ghi nợ trong ví chỉ giữ lại tiền và những giấy tờ quan trọng để tăng diện tích cho các luồng năng lượng tích cực chảy vào ví

9. Tôn trọng ví

Không đặt ví trên sàn nhà, đặc biệt trên sàn nhà vệ sinh.

Các loại giấy tờ như hóa đơn thanh toán, hóa đơn thẻ tín dụng hay bất cứ thứ gì đại diện cho ghi nợ hay chi tiêu; giấy vụn gói kẹo, thẻ thành viên hết hạn hay bất cứ thứ gì không còn giá trị sử dụng nên được loại bỏ ra khỏi ví. Bạn chỉ giữ lại những giấy tờ thiết yếu và luôn giữ ví trong tình trạng có tiền vì đó là biểu hiện của sự giàu có.

10. Giữ ví tiền đúng cách

Bạn phải cư xử tốt với chiếc ví của mình nếu mong muốn nhận được sự đáp trả tương tự của nó với bạn. Hãy dành một ví trí đặc biệt trong nhà cho chiếc ví và đặt ví ở chỗ đó mỗi khi bạn trở về nhà, chiếc ví sẽ nhận thấy sự trân trọng của bạn dành cho nó. Một khi bạn học được cách đánh giá cao chiếc ví của mình, nó sẽ có xu hướng thu hút nhiều tiền đến với bạn. Tránh ném ví trên bàn ăn hay bất cứ vị trí nào mà bạn thấy tiện tay.

11. Tránh để ảnh gia đình và biên lai trong ví tiền

Hình ảnh về những người thân trong gia đình sẽ khiến trường khí bị nhiễu loạn, dễ phân tán và giảm sức hút tiền bạc, sự giàu có.

Biên lai, hóa đơn thanh toán là đại diện cho số tiền bạn đã mất đi, nếu thường xuyên giữ chúng trong ví tiền của mình sẽ không tốt cho tài vận. Chúng là nhân tố sẽ kích thích nợ nần ngày càng tăng lên. Do đó, bạn không nên giữ những loại giấy tờ này trong ví, dù trong thời gian ngắn tạm thời.

12. Kích thước ví không quá nhỏ

Theo phong thủy, một chiếc ví có kích thước đủ lớn, nhiều ngăn để không chỉ giữ tiền mà còn đựng được những loại giấy tờ tùy thân, thẻ tín dụng… sẽ giúp chủ nhân của nó có thêm nhiều tài lộc và sự thịnh vượng.

1. Lau sạch



Trước khi áp dụng các biện pháp làm mềm đồ da, điều đầu tiên bạn cần chú ý là lau sạch bụi bẩn và hong khô chúng. Một đôi giày đầy bụi hay bùn bám hoặc chiếc áo da có vết ố, bẩn rất khó cọ rửa vì vậy đừng lười biếng khi thực hiện công đoạn đầu tiên này.

2. Cồn và vaseline




Thấm một chút cồn vào bông và cọ sạch món đồ da của bạn. Đợi một lúc cho cồn khô trên bề mặt đồ da và tiếp tục cọ với vaseline. Phơi khô chiếc áo, giày da và bạn sẽ thấy chúng mềm đi trông thấy.

3. Dầu ô liu

Dầu ô liu có vô vàn công dụng, trong đó nổi bật là các công dụng với da (cả da bạn và …đồ da). Thấm một chút dầu ô liu lên vải sạch và đánh chùi đồ da, bạn sẽ thấy hiệu quả không ngờ!

4. Dầu dừa

Dùng tay bôi dầu dừa lên đồ da cũng là biện pháp hữu hiệu chẳng kém gì sử dụng dầu ô liu. Dầu dừa có tác dụng làm mềm một cách tự nhiên và giữ được độ mềm rất lâu.

5. Xi đánh giày

Xi đánh giày đương nhiên là biện pháp mà mọi người đều nghĩ tới khi muốn làm mềm đồ da, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng nó. Hãy bôi một ít xi lên miếng vải cũ và cọ nhiều lần lên từng mảng da. Điều quan trọng là bạn không cần cọ mạnh mà phải cọ nhiều lần với một lực vừa phải vào cùng một chỗ tới khi lớp da thấm hết xi.
Chọn lựa màu xi cũng vô cùng quan trọng với đồ da. Đừng bao giờ sử dụng xi đen cho đồ da nâu. Loại tốt nhất vẫn là xi không màu để bạn có thể sử dụng với mọi loại màu da. Cứ 6 tháng 1 lần, bạn nên đem đồ da ra đánh lại một lần để tránh cho da bị khô, cứng và nứt.
Theo lamsao.com

Ít ai biết về những chiếc dây thắt lưng (hay còn gọi với tên gọi quen thuộc là dây nịt da) đầu tiên ra đời vào thời kì đồ Đồng và ban đầu chính đàn ông mới là giới sử dụng thắt lưng da nhiều nhất, nhưng họ thường dùng dây, cây, cỏ, thân cây để buộc quanh bụng của mình để dùng làm dây lưng da.
Từ đó cho đến nay, dây lưng da đã trải qua nhiều thăng trầm và độ ưa chuộng cũng thay đổi theo các kiểu quần áo được ưa chuộng ở từng thời kỳ. Mặc dù, cũng được phụ nữ sử dụng nhưng chiếc dây lưng da trong lịch sử gắn liền với nam giới nhiều hơn. Trong khoảng những năm thế kỷ 19, vai trò của chiếc dây lưng da khá mờ nhạt, và chúng thường chỉ được mặc trong quân đội, bởi sự phổ biến của dây quần đeo vai. Dây quần đeo vai có lợi thế là thoải mái hơn cho cơ thể và tiện dụng nên được hầu hết nam giới sử dụng. Cho tới Thế chiến thứ I, khi nam giới đã làm quen với việc đeo dây lưng da trong quân đội với đồng phục, và mang thói quen này về nhà thì dây lưng da lại bắt đầu lại thời hoàng kim của mình cho tới bây giờ và quét đi dấu vết của dây quần đeo vai.
Trong những năm đầu của thế kỷ 20, thắt lưng với móc khóa được thiết kế đặc biệt bắt đầu mang lại lợi nhuận rất cao và tạo nên xu hướng thời trang mới. Cho đến giữa thế kỷ 20 thì dây lưng da khổ to đã được Hollywood gán cho các cao bồi để tạo cho họ một hình ảnh độc đáo, mặc dù những cao bồi thật không đeo thắt lưng-dây nịt như vậy. Những xu hướng mới này đã dần biến dây lưng khổ lớn thành một phong cách thời trang. Một số người nổi tiếng cũng góp phần tăng thêm danh tiếng của dây lưng da, như Thống Đốc Schwarzenegger hay Tổng thống George W. Bush. Và điều này đã đi vào văn hóa khi các món phần thưởng cho các nhà vô địch thi đấu thể thao đối kháng là chiếc đai thắt lưng to bản. Dây thắt lưng vẫn thường được đàn ông sử dụng bởi công dụng của chúng, đặc biệt là loại dây da, nhưng phụ nữ cũng đã bắt đầu sử dụng chúng vì lí do thời trang và cả công dụng có ích, ví dụ như để tôn thêm vẻ nữ tính của họ. Trong thế chiến, phe trục cũng tận dụng thắt lưng và đặc biệt là dây lưng chéo vai qua ngực, để tạo hiệu ứng tinh thần đối với kẻ địch, và tạo hình ảnh người lính đáng tự hào của họ.
Cho đến ngày nay, thì dây lưng da đã trở thành phát triển thành một công cụ thời trang đa năng, từ việc phục vụ cho những bộ quần áo thông thường với tác dụng giữ quần ở đúng vị trí của nó và sử dụng khóa vuông, cho đến những loại cao cấp nhất phục vụ cho giới "thừa tiền" với kim cương và vàng được đính trên dây nịt da, kèm theo những họa tiết cầu kì được may bằng tay, đôi khi tên của nhà thiết kế cũng được đính bằng kim loại để thể hiện đẳng cấp. Móc khóa của dây nịt da cũng đã thay đổi qua thời gian, từ thời đồ Đồng chiếc móc được trang trí mới hình các chiến binh hay thú dữ, và cho đến sau này đã được thay thế bởi những hình ảnh mang tính biểu tượng được ưa thích. Và mặc cho bạn đang dùng bất kì kiểu thắt lừng nào, bạn cũng đang chia sẻ và tiếp nối phong cách với hàng tỉ con người trong lịch sử từ thời đồ Đồng tới hiện tại và tương lai.
Được tạo bởi Blogger.